Giỏ hàng

Tìm Hiểu Bệnh

Bệnh Gút Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Sớm

Mục lục [Ẩn]

Tỷ lệnh bệnh Gút ngày càng gia tăng, nên chúng ta cần trang bị kiến thức để điều trị kịp thời nhé. Dưới đây chúng ta cùng Healthy Beauty tìm hiểu Bệnh Gút Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Sớm. Ngày nay, bệnh Gút được xem là một trong những căn bệnh viêm khớp phổ biến nhất trên toàn thế giới. Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gút dao động từ 1 đến 4% và tỷ lệ có thể mắc bệnh dao động từ 0,1 đến 0,3%.

BỆNH GÚT LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ BỆNH GÚT?

Nguy cơ mắc bệnh gút cũng tăng lên theo độ tuổi, đặc biệt là những người ở độ tuổi trên 80. Ngoài ra, bệnh gút phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới và ở một số dân tộc như các dân tộc thiểu số ở Hoa Kỳ, người Maori ở New Zealand, người Hán và một số nước châu Á. Ở các bệnh nhân gút, các bệnh đi kèm rất phổ biến. Điều này làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến việc quản lý bệnh khó khăn. Bệnh gút không chỉ làm người bệnh cảm thấy đau đớn về mặt thể xác mà nó còn gây ảnh hưởng đến tâm lý, căng thẳng và mất ngủ. Các cơn đau của bệnh gút có thể làm bệnh nhân cảm thấy suy nhược. Bệnh nhân gút thường gặp khó khăn khi đi lại, leo cầu thang hoặc hoàn thành các công việc hàng ngày cũng như làm việc nhà.Do đó, phát hiện các triệu chứng sớm và điều trị căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Bệnh Gút là gì?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là ở nam giới. Người bệnh sẽ gặp các cơn đau, sưng, đỏ đột ngột và dữ dội. Gút thường ảnh hưởng đến từng khớp một, đặc biệt là khớp ngón chân cái, hoặc là nhiều khớp cùng một lúc. Những cơn đau do gút gây ra đôi khi trở nên tồi tệ hơn và cũng có lúc không có triệu chứng. Một số người gặp các triệu chứng thường xuyên; trong khi những người khác có thể gặp triệu chứng từng đợt và kéo dài nhiều năm. Nếu bệnh gút không được điều trị, các cơn đau có thể trở nên thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Về lâu dài, sự lặp đi lặp lại của các cơn gút có thể dẫn đến bệnh viêm khớp vĩnh viễn và ảnh hưởng đến xương khớp. Một số người bị bệnh gút cũng có thể phát triển các vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như sỏi thận và bệnh tim.

Dấu hiệu của bệnh Gút

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút hầu như luôn xảy ra đột ngột và thường xảy ra vào ban đêm. Đối với bệnh gút cấp tính, các triệu chứng đến nhanh chóng do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp và kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Nhìn chung , các dấu hiệu của bệnh gút bao gồm:

  • Đau khớp dữ dội và nghiêm trọng: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến ngón chân cái nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Các khớp thường bị ảnh hưởng khác bao gồm mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể kéo dài trong vòng từ 4 đến 12 giờ khi triệu chứng bắt đầu

  • Cảm giác khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau đã giảm bớt, cảm giác khó chịu ở các khớp có thể kéo dài từ vài ngày, thậm chí là vài tuần. Các cơn đau sau này có khả năng kéo dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.

  • Sưng viêm, tấy đỏ và nóng: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng tấy, đỏ, mềm và nóng.

  • Ảnh hưởng đến sự chuyển động và di chuyển: Khi bệnh gút tiến triển trầm trọng hơn, các khớp sẽ không thể cử động bình thường và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt mỗi ngày.

Nguyên nhân của bệnh Gút

Bệnh gút là khi nồng độ axit uric trong máu tăng lên và tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể urat có thể được hình thành. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội ở bệnh nhân gút. Ở những người khoẻ mạnh, axit uric sẽ được hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Tuy nhiên, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng khi khi cơ thể chúng ta tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thận làm việc không hiệu quả và bài tiết ra quá ít axit uric. Khi điều này xảy ra, axit uric có thể bị tích tụ, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn như kim ở trong khớp hoặc mô dẫn đến tình trạng đau, viêm và sưng.

Bênh cạnh đó, có rất nhiều yếu tố bên ngoài khác có thể làm tăng khả năng mắc căn bệnh này. Các yếu tố khác bao gồm:

  • Tuổi: bệnh gút thường được thấy ở đàn ông trung niên hay phụ nữ sau mãn kinh

  • Giới tính: tỷ lệ nam giới mắc bệnh gút thường cao hơn so với nữ giới

  • Chế độ ăn uống: Cơ thể chúng ta tạo ra axit uric khi chúng phân hủy purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Purin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm thịt đỏ, thịt nội tạng, một số loại hải sản, đồ uống có cồn hoặc đồ uống hoặc thực phẩm có chứa nhiều đường (fructose). Chế độ dinh dưỡng có chứa hàm lượng purin cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

  • Cân nặng: Ở những người thừa cân béo phì, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều axit uric hơn và thận sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đào thải axit uric.

  • Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Các căn bệnh này bao gồm huyết áp cao không được điều trị và các tình trạng mãn tính như tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh tim và thận

  • Thuốc điều trị: Aspirin liều thấp và một số thuốc dùng để kiểm soát tăng huyết áp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric.

  • Tiền sử gia đình: khả năng mắc bệnh gút sẽ cao hơn khi một thành viên trong gia đình đã từng hoặc đang mang căn bệnh này.

  • Các cuộc phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây: Trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây đôi khi có thể gây ra cơn gút.

CÁCH ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH GÚT

Bệnh Gút được chẩn đoán như thế nào?

Khi gặp phải các triệu chứng như đau đột ngột hoặc dữ dội ở khớp, người bệnh cần tìm đến các chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên về bệnh gút và các loại bệnh viêm khớp để kiểm tra sức khoẻ ngay lập tức. Nếu khớp bị nóng và viêm, người bệnh có nguy cơ mắc phải bệnh gút hoặc có thể mắc một số vấn đề khác như nhiễm trùng.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gút dựa trên việc xem xét tiền sử bệnh, khám sức khỏe và các triệu chứng của người bệnh. Bác sĩ của bạn có thể sẽ dựa trên chẩn đoán của bạn dựa trên:

  • Mô tả về cơn đau khớp
  • Tần suất của cơn đau dữ dội ở khớp
  • Thời gian của các cơn đau xảy ra bao lâu
  • Khu vực đau đỏ hoặc sưng như thế nào

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra sự tích tụ của axit uric trong khớp. Một mẫu chất lỏng được lấy từ khớp của người bệnh có thể cho biết liệu nó có chứa axit uric hay không. Thử máu, chụp X quang hoặc các bài xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán căn bệnh này.

Điều trị bằng cách sử dụng thuốc điều trị

Sau khi được chẩn đoán mắc phải bệnh gút, các bệnh nhân gút có thể được điều trị bằng cách kiểm soát các triệu chứng. Bệnh gút có thể điều trị được và suy giảm các cơn đau nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân, bệnh gút có thể được điều trị vào các cách sau đây:

  • Kiểm soát các cơn đau bùng phát
  • Sử dụng thuốc điều trị giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể

Điều trị sớm bệnh Gút tại nhà

Ngoài ra, ngăn chặn các cơn đau trong tương lai là một việc cần làm vì căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống cá nhân của người bệnh. Ngày nay, có nhiều cách quản lý căn bệnh này với chi phí thấp đã được chứng minh là có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị bệnh gút. Các cách điều trị tại nhà là những gì người bệnh có thể làm hàng ngày để kiểm soát tình trạng của bản thân và giữ gìn sức khỏe.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống; hạn chế rượu, ăn ít thực phẩm giàu purin. Các thức phẩm có chứa nhiều purin mà người bệnh gút cần phải tránh như:

  • Thực phẩm chứa hàm lượng Purin cao

    • Tất cả các loại bia rượu hoặc

    • Đồ uống và thực phẩm chứa nhiều fructose (đường trái cây).

    • Một số loại cá, hải sản và động vật có vỏ: cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết, vẹm, sò điệp, cá hồi và cá tuyết chấm đen

    • Một số loại thịt: thịt xông khói, gà tây, thịt bê, thịt nai và nội tạng như gan

  • Thực phẩm chứa hàm lượng Purin vừa phải

    • Các loại thịt: thịt bò, gà, vịt, thịt lợn và giăm bông

    • Động vật có vỏ: cua, tôm hùm, sò và tôm

  • Uống nhiều nước để giúp thận hoạt động tốt hơn và tránh tình trạng mất nước.

  • Chườm đá vào các khớp đau hoặc sưng tấy

  • Thay đổi hoặc ngừng các loại thuốc có thể làm tăng axit uric máu

    • Thuốc lợi tiểu thiazides

    • Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc được sử dụng để làm chậm hệ thống miễn dịch chẳng hạn như thuốc sử dụng trong cấy ghép nội tạng).

  • Giảm cân

    • Đối với những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng như hông và đầu gối. Đạt hoặc duy trì cân nặng hợp lý có thể giảm đau, cải thiện chức năng và làm chậm phát triển của bệnh viêm khớp.

  • Vận động thể chất

    • Các chuyên gia khuyến nghị rằng bệnh nhân gút nên vận động với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính khác như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Tuy nhiên, chấn thương khớp có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp. Bệnh nhân gút không nên chọn các bài tập với cường độ nặng. Thay vào đó , các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp sẽ mang lại nhiều hiệu quả.

  • Chia sẻ với bạn bè và người thân

    • Việc chia sẻ tình trạng bệnh lý với người thân và bạn bè là vô cùng cần thiết cho bệnh nhân gút. Điều này có thể giúp người bệnh có thể được hỗ trợ không chỉ ở mặt thể xác qua các cơn đau mà còn ở mặt tinh thần và giúp người bệnh hướng tới chế độ ăn uống hoặc chế độ tập thể dục mới dễ dàng hơn.

  • Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đào thải Uric Axit giúp điều trị sớm bệnh Gút

    • Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta không thể đào thải hết các axit uric ra khỏi cơ thể qua các cách trên. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có thể hỗ trợ giảm nồng độ axit uric và bảo vệ sức khoẻ thận cũng là một liệu pháp giúp tăng cường việc bài tiết.

Healthy Beauty khuyến cáo dùng 2 viên HBGUTCARE mỗi ngày hỗ trợ tăng đào thải acid uric, giảm các triệu chứng đau khớp do lắng đọng axid uric.

Theo Dược sỹ Đồng Nguyễn Thảo Vy