Giỏ hàng

Tìm Hiểu Bệnh

BÁO ĐỘNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG NGÀY CÀNG GIA TĂNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Mục lục [Ẩn]

Nhiều người vẫn nghĩ loãng xương là bệnh xảy ra hầu hết ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, đặc biệt thường gặp nhất ở những người đang trong độ tuổi lao động.

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là một bệnh lý của xương do sự suy giảm khối lượng chất khoáng trong xương và tổn thương vi cấu trúc của tổ chức xương làm cho xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn.

Bệnh loãng xương diễn tiến chậm theo thời gian làm nhiều người chủ quan. Đến khi người bệnh cảm thấy đau nhức trong xương thì bệnh đã trở nặng và khó hồi phục do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều.

 

Loãng xương làm hệ xương trong cơ thể bị hao mòn

Nguyên nhân khiến bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa

Theo ước tính, số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều người được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%. Vậy nguyên nhân nào gây ra loãng xương ở người trẻ tuổi?

  • Di truyền : Loãng xương có thể phát triển ngay từ khi còn trẻ nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hay anh chị từng bị loãng xương.
  • Thiếu hụt Estrogen : Estrogen là một loại nội tiết tố nữ có tác dụng bảo vệ xương. Vì một số lý do nào đó, chẳng hạn như suy giảm buồng trứng, căng thẳng,… nồng độ Estrogen trong cơ thể sụt giảm khiến xương cũng bị suy yếu. Gây nên bệnh loãng xương sớm ở những người phụ nữ trẻ tuổi.
  • Thiếu chất dinh dưỡng : Vì mải mê với công việc mà nhiều người trẻ tuổi không chú trọng chế độ ăn uống, chỉ ăn uống qua loa, thường xuyên ăn các thức ăn nhanh nhiều chất béo nhưng nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng. Tình trạng này được duy trì trong thời gian dài khiến họ bị thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là canxi, vitamin A, B, D, kẽm. Những bạn nữ trẻ tuổi còn có thói quen ăn kiêng không khoa học nhằm giảm cân nên cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bệnh loãng xương phát triển.
  • Tác dụng phụ của thuốc : Nguy cơ bị loãng xương cao cũng xảy ra ở một số người trẻ tuổi đang dùng thuốc corticosteroid, thuốc chữa viêm loét dạ dày, thuốc chống ung thư, kháng sinh nhóm quinolon hay một số loại thuốc tân dược khác. Chúng gây loãng xương ở người trẻ theo nhiều cách khác nhau như phá hủy mô xương, làm giảm khả năng hấp thu canxi.
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời : Những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng che chắn kín mít toàn cơ thể mỗi khi ra ngoài trời. Hậu quả là họ có thể bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến loãng xương. Ngoài ra, những trường bị bệnh nặng nằm bất động lâu ngày cũng dễ bị bệnh vì nguyên nhân này.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu : Những chất này ngăn chặn quá trình hấp thu canxi của cơ thể và khiến canxi bị đào thải nhiều qua đường tiểu.
  • Ít vận động : Sự phát triển của công nghệ cùng với guồng quay của công việc khiến người trẻ tuổi không có nhiều thời gian cho việc luyện tập thể dục. Hậu quả là cơ bắp bị lão hóa, hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể bị trì trệ dẫn đến loãng xương và nhiều căn bệnh khác.
  • Do bệnh tật : Bệnh loãng xương còn được tìm thấy ở những người trẻ tuổi mắc bệnh cường giáp, tiểu đường, tim mạch hoặc các trường hợp đang chạy thận nhân tạo.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Thông thường bệnh loãng xương diễn ra rất “âm thầm” và rất khó phát hiện vì không có một triệu chứng cụ thể nào cho đến khi gãy xương xảy ra. Khi bệnh trở nặng, xương yếu và chỉ cần những cử động nhỏ như kéo căng đột ngột, va đập hay té ngã nhẹ cũng có thể khiến xương bị gãy. Tuy nhiên, đôi khi cũng có một số triệu chứng của loãng xương mà chúng ta không nên bỏ qua :

Đau nhức xương, đau lưng

  • Đau nhức đầu xương : một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, bạn sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
  • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như : cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
  • Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi bạn vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người

Lưng khom, gù, giảm chiều cao do bị sụt lún đốt sống : Khi loãng xương, các đốt sống của cột sống bị giảm mật độ xương nên xẹp lại, sụp xương, khiến lưng không còn cấu trúc vững vàng và dần cong gập về phía trước thành gù. Một số trường hợp người loãng xương chỉ bị giảm chiều cao mà không thấy gù lưng rõ ràng. Thường chúng ta sẽ mất chiều cao một cách tự nhiên khi về già nhưng điều này diễn ra nhanh chóng hơn ở những người bị loãng xương.

Bị gãy xương do một tai nạn nhẹ : Người bình thường bị gãy xương do có lực va chạm mạnh như : tai nạn giao thông, té, đập, ngã mạnh. Tuy nhiên nếu bị gãy xương khi chỉ bước chân hụt lên cầu thang hoặc có một cử động bất ngờ, té ngã từ tư thế đứng thì đó là người có nguy cơ bị loãng xương cao.

Móng tay chân giòn, dễ gãy : Đây là triệu chứng bị thiếu canxi dễ nhận biết nhất.

Có cảm giác ớn lạnh trong người, đổ nhiều mồ : Tình trạng khi cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Các vấn đề về răng hàm mặt : Người bị thiếu canxi cũng thường gặp các vấn đề về răng như răng dễ ố vàng, dễ bị sâu răng, có nguy cơ viêm nha chu. Một số trường hợp còn bị tụt nướu do xương hàm bị tiêu hủy.

Phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Chẩn đoán bệnh loãng xương

Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương bao gồm:

  • Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương : chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA) là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, cho biết lượng xương bị mất.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu : kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

Chẩn đoán bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Chẩn đoán bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh loãng xương được biết đến là một bệnh vô cùng nguy hiểm và khó điều trị. Với người trẻ tuổi bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh thường xuyên đau đớn, khó chịu, mệt mỏi. Vì những dấu hiệu khó phát hiện nên người bệnh thường chủ quan không quan tâm và để tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn rất nhiều. Người bệnh nên kiểm tra sức khỏe hệ xương thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.

Tại sao nên điều trị bệnh loãng xương từ sớm?

Nguyên nhân

  • Bệnh diễn biến âm thầm : Từ sau tuổi 30, quá trình mất xương sinh lý bắt đầu xảy ra, mật độ xương giảm khoảng 0,1 - 0,5%/năm. Quá trình mất xương do loãng xương diễn ra âm thầm, ít có biểu hiện lâm sàng, lâu ngày các khoáng chất trong xương bị mất dần, khi có dấu hiệu lâm sàng là lúc bệnh trở nặng.
  • Điều trị khó khăn : Khi bị loãng xương, việc điều trị rất khó khăn, mất nhiều thời gian, tốn kém và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài 4 - 5 năm nhưng vẫn không thu được hiệu quả như ý.

Điều trị bệnh

Để điều trị chứng loãng xương ở người trẻ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như bisphosphonates, Alendronate (Fosamax); Estrogen agonists; Ibandronate (Boniva); Risedronate (Actonel, Atelvia). Các thuốc này có tác dụng làm chậm tiến trình tiêu hủy và cải thiện mật độ xương.

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện liên tục trong thời gian dài. Do đó, theo các bác sĩ biện pháp tốt nhất để không mắc loãng xương là phòng ngừa. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cụ thể như sau :

  • Duy trì thói quen luyện tập hàng ngày : Thường xuyên luyện tập các bài vận động nhẹ nhàng như yoga, thể dục nhịp điệu, bơi lội, chạy bộ,... Những bài tập này giúp làm tăng sức chịu đựng và sự dẻo dai của cơ bắp, đồng thời kích thích cơ thể đẩy nhanh tiến độ tái tạo các tế bào xương mới. Chú ý những người mắc bệnh loãng xương nên tập luyện vừa sức, không vận động quá mạnh vì giai đoạn này xương rất yếu và dễ gãy.
  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất gây hại cho xương khớp : Bao gồm rượu bia, thuốc lá, cà phê, soda…
  • Đối với những người trẻ mắc các bệnh mãn tính như bệnh thận, tiểu đường,…phải sử dụng thuốc trong thời gian dài : Nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc đo mật độ xương nhằm phát hiện sớm tình trạng loãng xương nếu có.
  • Đối với các bạn nữ : Khi muốn giảm cân cần có chế độ ăn kiêng khoa học, tích cực luyện tập thể dục thể thao. Không ăn kiêng theo cảm tính, bỏ các nguồn thực phẩm quan trọng dễ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng làm tăng yếu tố nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh khác. Nên có thời gian để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng cường hấp thu vitamin D tốt cho xương.
  • Tránh để tăng cân, béo phì : Việc dư thừa cân nặng sẽ làm tăng gánh nặng cho xương, khiến xương dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên ngoài.
  • Tắm nắng : Bảo vệ da quá kỹ, không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng khiến cơ thể không thể tổng hợp vitamin D là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương ở người trẻ. Do đó, hãy tắm nắng đúng cách, mỗi ngày phơi nắng dưới 15 phút trong khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, qua đó hấp thu được nhiều canxi hơn.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau đặc biệt là thuốc có chứa corticoid, vì đây là hoạt chất chính dẫn đến loãng xương. Không phải lúc nào các loại thuốc điều trị cũng tốt cho cơ thể vì vậy, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Cung cấp đủ canxi cho cơ thể : Bạn có thể tăng cường canxi cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như tôm, cua, sữa, rau màu xanh đậm, các sản phẩm từ đậu nành,...Ngoài ra, để đẩy lùi bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi thì việc cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. HB CalcidSoft được đánh giá là thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất thị trường hiện nay với 2 viên uống mỗi ngày cho một hệ xương khỏe mạnh, vững chắc.

HB Calcidsoft – Bổ sung Calcium và Vitamin D cho xương chắc khỏe

HB Calcidsoft – Bổ sung Calcium và Vitamin D cho xương chắc khỏe

Nhìn chung, bệnh loãng xương là một bệnh có thể phòng ngừa nếu được quan tâm hợp lý.

Có thể ví xương như một tài khoản ngân hàng, nơi các mô xương được “gửi vào” và “rút ra” hàng ngày. Trước tuổi 20 mô xương được gửi vào nhiều hơn là rút ra và sẽ dần diễn biến theo chiều ngược lại sau tuổi 20. Bên cạnh đó, những tác động từ bên ngoài cùng sự phát sinh của những thói quen xấu làm sự chênh lệch của cán cân ngày ngày càng lớn. Để làm chậm quá trình này bạn nên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, từ bỏ những thói quen xấu, duy trì một chế độ ăn hợp lý và bổ sung thêm canxi để có một khung xương chắc khỏe, một thể chất dẻo dai cùng một lối sống năng động.

Nguồn : Tổng hợp

Tác giả : Healthy Beauty_HTTP