Giỏ hàng

Tìm Hiểu Bệnh

Viêm Khớp Dạng Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mục lục [Ẩn]

Viêm khớp là tình trạng viêm nhiễm hoặc sưng tấy của một hoặc nhiều khớp. Viêm khớp bao gồm hơn 100 bệnh lý liên quan đến khớp, các mô xung quanh khớp và các mô liên kết khác. Theo thống kê đến ngày 8/2/2021 của Tổ chức Y tế Thế giới, gần 1.71 tỉ người trên toàn cầu đang mắc các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, 14 triệu người trên toàn thế giới đang phải đối mặt với viêm khớp dạng thấp.

Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị viêm xương khớp dạng thấp đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Viêm xương khớp dạng thấp và các bệnh lý liên quan đến xương khớp không chỉ gây đau đớn về mặt thể xác mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Việc không phát hiện kịp thời và chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp dứt điểm sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng lâu dài không chỉ cho xương khớp và còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như các cơn đau mãn tính, mất đi thăng bằng và khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế, gây béo phì, ảnh hưởng đến các mô và các bộ phận khác như tim, phổi, mắt hoặc thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những loại viêm khớp tự miễn dịch phổ biến nhất. Ở một người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài. Ở người bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khoẻ mạnh, tiết ra các chất viêm nhiễm và tấn công các tế bào này. Điều này làm ảnh hưởng đến màng hoạt dịch – lớp mô xung quanh khớp giúp tạo ra chất lỏng để hỗ trợ khớp vận động trơn tru hơn. Màng hoạt dịch bị tấn công làm tình trạng viêm nhiễm xảy ra, bao hoạt dịch ngày càng dày lên và làm cho vùng khớp bị ảnh hưởng sưng tấy, cứng và đau nhức. Đó là lí do vì sao các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp lại cảm thấy các triệu chứng trên.

Viêm khớp dạng thấp tấn công tập trung vào các khớp và thường là vào nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp này có thể là ở bàn tay, cổ tay và đầu gối. Việc để kéo dài tình trạng viêm nhiễm này sẽ gây ra các cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra các biến chứng và thậm chí là làm hỏng khớp, sụn và xương xung quanh.

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn được tại sao viêm khớp dạng thấp lại phát triển ở nhiều người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra một số tác nhân thường thấy ở các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như:

  • Gen di truyền: Không có người thân bị viêm khớp dạng thấp không đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc bệnh lý này. Bạn vẫn có thể mang các loại gen khiến dễ bị viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý tự miễn dịch khác.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường đóng vai trò quan trọng trọng việc hình thành viêm khớp dạng thấp. Một trong những yếu tố to lớn nhất chính là hút thuốc. Nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy nguy cơ của bệnh viêm khớp dạng thấp tăng cao ở người hay hút thuốc hoặc hút thuốc trong một thời gian dài. Hút thuốc còn làm các triệu chứng của viêm khớp gối trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến sự hiệu quả của thuốc điều trị.
  • Nội tiết tố: Phụ nữ thường có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn so với nam giới, đặc biệt là vào những thời điểm nội tiết tố trong cơ thể thay đổi như sau khi sinh hoặc bắt đầu thời kì mãn kinh. Điều này có thể cho thấy nội tiết tố cũng là một trong những tác nhân hình thành căn bệnh này.
  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra với bất kì ai; tuy nhiên, nguy cơ tăng cao với tuổi tác càng lớn. Các triệu chứng thường được thấy xuất hiện ở độ tuổi 60.
  • Béo phì: Thừa cân béo phì cũng có thể tác động đến sự phát triển của viêm khớp dạng thấp do mối liên kết giữa tình trạng viêm nhiễm trong các mô mỡ và tình trạng viêm nhiễm toàn thân mãn tính.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tiết ra các chất viêm, thúc đẩy quá trình hình thành viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý viêm nhiễm. Một cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa stress và viêm khớp dạng thấp cho thấy những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp và các bệnh thấp khớp cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường sẽ cảm thấy các triệu chứng ở các khớp nhỏ, đặc biệt là các khớp nối ngón tay với bàn tay và ngón chân với bàn chân. Lúc này, người bệnh có thể sẽ chưa thấy hiện tượng sưng đỏ tấy mà chỉ cảm thấy khớp mềm và đau. Sau đó, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn và bắt đầu lan toả ra cổ tay, đau gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai ở cả hai bên của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Đau khớp, đau, sưng hoặc cứng khớp kéo dài trong 6 tuần hoặc lâu hơn.
  • Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn.
  • Nhiều hơn một khớp bị ảnh hưởng.
  • Các khớp nhỏ (cổ tay, một số khớp nhất định ở bàn tay và bàn chân) thường bị ảnh hưởng đầu tiên.
  • Các triệu chứng giống nhau ở cả hai bên cơ thể (chẳng hạn như ở cả hai tay hoặc cả hai đầu gối)
  • Sụt cân
  • Sốt
  • Mệt mỏi, suy nhược hoặc cảm thấy yếu đi

Theo thông tin của bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, gần 40% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không gặp các triệu chứng ở khớp. Ở những trường hợp này, các bệnh nhân thường gặp các vấn đề liên quan đến các cơ quan khác trên cơ thể như: mắt, miệng, da, phổi, tim, máu và các mạch máu. Ở những bộ phận này, người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp các triệu chứng như:

  • Mắt: bị khô, đau, viêm, đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và khó nhìn.
  • Miệng: bị khô và nướu bị viêm, kích ứng hoặc nhiễm trùng.
  • Da: xuất hiện nốt thấp - những cục nhỏ dưới da trên các vùng xương.
  • Phổi: xuất hiện tình trạng viêm nhiễm và hình thành sẹo dẫn đến khó thở và bệnh phổi.
  • Tim: tình trạng viêm có thể làm tổn thương cơ tim và các vùng lân cận.
  • Mạch máu: mạch máu bị viêm có thể dẫn đến tổn thương ở dây thần kinh, da và các cơ quan khác.
  • Máu: số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất chính là tìm gặp các bác sĩ có chuyên môn càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nhất khi gặp các triệu chứng. Việc nhận sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn kịp thời sẽ giúp chấm dứt hoặc hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương khớp và các cơ quan, cải thiện chức năng và sức khỏe tổng thể và đặc biệt là giảm các biến chứng sau này. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn sẽ:

  • Hỏi về các triệu chứng khớp (đau, mềm, cứng, khó cử động), khi nào chúng bắt đầu, nếu chúng đến và biến mất hay kéo dài, mức độ nghiêm trọng của chúng, những hành động nào làm cho các triệu chứng suy giảm hoặc tồi tệ hơn và nếu gia đình có ai bị viêm khớp dạng thấp hay các bệnh tự miễn dịch khác hay không.
  • Kiểm tra thể chất.
  • Làm xét nghiệm hình ảnh như X-ray, siêu âm, MRI để tìm ra các vị trí bị sói mòn. Nếu như chúng không xuất hiện trên kết quả của các bài xét nghiệm đầu tiên thì điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân vẫn đang ở những giai đoạn đầu và xương vẫn chưa bị ảnh hưởng.
  • Làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm ở máu hoặc các kháng thể có liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Hiện nay, các triệu chứng của căn bệnh này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc trị nhằm làm chậm sự tiến triển của chúng và ngăn ngừa sự biến dạng của khớp. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh kéo dài suốt đời. Khi đã được điều trị, các triệu chứng có thể sẽ biến mất sau một thời gian nhưng vẫn có nguy cơ tái phát. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn, người bệnh cũng cần có phương pháp điều trị như vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu để có thể giúp các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày có thể dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thay đổi lối sống sinh hoạt để suy giảm các triệu chứng, chẳng hạn như:

Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng: có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và giúp dễ dàng duy trì cân nặng.

  • Vận động thể chất: Vận động thể chất phù hợp và vừa phải sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn. Người bệnh có thể thay đổi một số thói quen như: đi thang bộ thay vì thang máy, chọn đi bộ thay vì đi xe ở những khoảng cách gần, …
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái.
  • Tăng cường các hoạt động giúp giảm căng thẳng và nâng cao tâm trạng.
  • Sử dụng các phương pháp giảm đau như: sử dụng kem thoa giảm đau, thuốc giảm đau không cần kê toa hoặc các phương pháp nóng lạnh (chườm đá, chườm nóng, ngâm bồn nóng,…)
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, giảm các triệu chứng và thậm chí là giảm đau. Lựa chọn một sản phẩm chất lượng và an toàn sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.

Mời mọi người tham khảo một vài sản phẩm hỗ trợ cơ xương khớp của Healthy Beauty nhé:

  • Sản phẩm GLUCOLLAGEN 7 IN 1: kết hợp hoàn hảo giữa 7 hoạt chất thiết yếu bổ sung toàn diện cho khớp, giúp giảm đau, giảm các triệu chứng về các vấn đề xương sụn khớp và giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.
  • Sản phẩm HB GLUCOSAMINE 3 IN 1: sự kết hợp giữa Glucosamine sulfate với Chondroitin và MSM làm giảm các triệu chứng đau của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, cột sống và giúp khớp khỏe mạnh.
  • Sản phẩm SHARK CARTILAGE 750MG: sụn vi cá mập với hàm lượng 750mg giúp tái tạo mô sụn khớp, giúp giảm đau nhức xương khớp và vận động linh hoạt hơn.

Dược sĩ Thảo Vy

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/musculoskeletal-conditions
  2. https://www.cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html#:~:text=RA%20commonly%20affects%20joints%20in,%2C%20and%20deformity%20(misshapenness).
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648
  4. https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/
  5. https://nras.org.uk/resource/possible-causes-and-risk-factors/
  6. https://www.arthritis.org/diseases/rheumatoid-arthritis
  7. https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/stress-and-ra#research