Giỏ hàng

Tìm Hiểu Bệnh

Cách Ngăn ngừa Tiểu Đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Nên Biết

Mục lục [Ẩn]

Đái tháo đường thai kỳ (Tiểu đường thai kỳ - Gestational Diabetes - GDM), ảnh hưởng đến 14% các trường hợp mang thai trên toàn cầu. (1) Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 2% - 10% các trường hợp mang thai ở Hoa Kỳ. (2)

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều Mẹ Bầu tại Việt Nam mắc chứng bệnh này hơn. Vậy Tiểu đường thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ và con không? Cách ngăn ngừa Tiểu Đường Thai Kỳ? Cùng Healthy Beauty tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng tạm thời có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, điều đó có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường khi mang thai. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, điều quan trọng là phải được điều trị nhanh chóng vì nó có thể gây ra các vấn đề cho cả sức khỏe của bạn và thai nhi.

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường thai kỳ không được hiểu đầy đủ và nó không thể được ngăn ngừa hoàn toàn. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ phát triển nó. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về tình trạng này và những gì bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố nguy cơ của Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Trên 25 tuổi
  • Thừa cân trước khi mang thai
  • Có họ hàng gần với người mắc bệnh Đái tháo đường type 2
  • Bị huyết áp cao trước khi mang thai
  • Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Tăng cân nhiều trong thời kỳ mang thai hiện tại hoặc trước đó
  • Mang thai bội số (sinh đôi hoặc sinh ba,…)
  • Đã từng sinh em bé nặng hơn 9 pound (4.1kg) (3)
  • Mắc các tình trạng gây kháng insulin, chẳng hạn như Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và Rối loạn da ‘bệnh gai đen” (Acanthosis Nigricans)
  • Dùng thuốc GlucoCorticoid

Một số nhóm dân tộc cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Tiểu đường thai kỳ

Mối liên hệ giữa Bệnh tiểu đường thai kỳ và insulin là gì?

Tất cả các loại bệnh tiểu đường đều liên quan đến Hormone Insulin. Nó điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn bằng cách cho phép đường di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể.

Không đủ Insulin hoặc các tế bào của cơ thể sử dụng Insulin không hiệu quả sẽ dẫn đến lượng đường cao trong máu. Khi bạn tăng cân, cơ thể bạn sử dụng Insulin kém hiệu quả hơn, vì vậy nó cần sản xuất nhiều hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn.

Ngoài ra, khi bạn mang thai, nhau thai của bạn sản xuất ra các hormone ngăn chặn Insulin. Điều này làm cho đường lưu lại trong máu của bạn lâu hơn sau bữa ăn. Em bé sẽ nhận được chất dinh dưỡng từ máu của bạn, vì vậy sẽ có lợi trong thời kỳ mang thai hơn nếu để các chất dinh dưỡng có trong máu của bạn lâu hơn và em bé có thể tiếp cận chúng. Khi mang thai ở một mức độ nhất định kháng Insulin là bình thường.

Mức đường huyết của bạn có thể tăng quá cao trong khi mang thai nếu:

  • Bạn đã kháng insulin trước khi mang thai
  • Mức đường huyết của bạn đã cao trước khi mang thai
  • Bạn có những tình trạng khiến bạn có nguy cơ bị kháng insulin cao hơn

Nếu mức đường huyết của bạn trở nên quá cao, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các triệu chứng của Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng. Nếu các triệu chứng xuất hiện, họ có thể bỏ qua chúng vì chúng tương tự như các triệu chứng mang thai bình thường. Các biểu hiện này có thể bao gồm:

  • Sự mệt mỏi
  • Cực kì khát
  • Mắc tiểu gắt và tăng số lần đi tiểu.
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân quá mức

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là tiền sản giật, gây ra huyết áp cao và có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng liên quan đến chứng Macrosomia, một tình trạng mà em bé của bạn phát triển quá lớn, cơ quan của thai nhi bị phì đại. Triệu chứng này có liên quan đến nguy cơ sinh mổ khẩn cấp cao hơn vì khi sinh thường có thể dẫn đến Chứng loạn sản vai (tổn thương vai trẻ khi sinh).

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến việc em bé của bạn có lượng đường huyết thấp khi sinh ra hoặc mắc bệnh béo phì. Trong trường hợp bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát kém, thai nhi có nhiều nguy cơ bị sinh non hoặc tệ hơn là bị thai chết lưu (thai chết trong bụng mẹ).

Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán như thế nào?

Vì bệnh tiểu đường thai kỳ bình thường không có bất kỳ triệu chứng nào nên nó được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Bác sĩ phụ sản của bạn sẽ lên lịch kiểm tra sàng lọc thai kỳ khi bạn ở tam cá nguyệt thứ hai (từ 17 - 22 tuần mang thai). Nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ, bạn có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Việc sàng lọc có thể được thực hiện theo một trong hai cách. Đầu tiên được gọi là Xét nghiệm Thử thách Glucose (Glucose Challenge Test - GCT). Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ uống một dung dịch có đường và lấy máu một giờ sau đó. Bạn không cần phải nhịn ăn cho bài kiểm tra này. Nếu kết quả này tăng cao, bạn sẽ phải làm xét nghiệm đường huyết trong ba giờ.

Lựa chọn xét nghiệm thứ hai là Xét nghiệm Dung nạp Glucose (Oral Glucose Tolerance Test - OGTT). Trong quá trình kiểm tra này, bạn sẽ phải nhịn ăn và lấy máu. Sau đó, bạn sẽ uống một dung dịch có đường và kiểm tra đường huyết vào một giờ và hai giờ sau đó. Nếu một trong những kết quả này tăng cao, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Điều trị Bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Nhiều phụ nữ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục, điều này có thể rất hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn cần đặc biệt chú ý đến lượng tinh bột và khẩu phần ăn của mình. Bạn cũng cần tránh ăn và uống một số thức uống như rượu, thực phẩm chế biến và tinh bột như khoai tây trắng và gạo trắng.

Bác sĩ sẽ đề nghị một kế hoạch ăn uống và lịch tập thể dục. Các bài tập an toàn để thực hiện khi mang thai bao gồm:

  • Bài tập Pilates
  • Bài tập Yoga
  • Đi dạo
  • Bơi lội
  • Chạy
  • Tập tạ

Bạn cũng cần theo dõi lượng đường trong máu để đảm bảo lượng đường không quá cao. Nếu chỉ ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả, bạn có thể cần phải dùng thêm insulin.

Vận động khi mang thai

Mức đường huyết của tôi sẽ được kiểm tra bao lâu một lần?

Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên trong thời gian còn lại của thai kỳ và bạn sẽ cần phải kiểm tra mức độ của mình hàng ngày tại nhà.

Để làm điều này, bạn sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để lấy mẫu máu từ ngón tay, bạn sẽ đặt mẫu máu này lên que thử trong máy đo đường huyết. Bác sĩ sẽ cho bạn biết dãy số cần tìm. Nếu lượng đường của bạn quá cao, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài việc kiểm tra tại nhà, bạn sẽ đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ có thể sẽ muốn kiểm tra mức đường huyết của bạn tại văn phòng mỗi tháng một lần để xác nhận kết quả đo tại nhà của bạn.

Những ảnh hưởng khác của Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể siêu âm thường xuyên hơn để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ của bạn có thể làm Xét nghiệm Đo nhịp tim thai (Non-stress Test – NST) để đảm bảo rằng nhịp tim của bé tăng lên khi chúng hoạt động.

Bác sĩ sản phụ khoa cũng có thể đề nghị kích thích quá trình sinh con nếu sự chuyển dạ không bắt đầu trước ngày dự sinh mà bác sĩ báo trước đó. Điều này là do khi sinh muộn ngày có thể làm tăng rủi ro khi bạn bị tiểu đường thai kỳ.

Triển vọng của Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi bạn sinh con. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn từ 6 đến 12 tuần sau khi bạn sinh con để đảm bảo rằng mức độ của bạn đã trở lại bình thường. Nếu không, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường type 2.

Ngay cả khi lượng đường trong máu của bạn trở lại bình thường sau khi sinh em bé, bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này. Bạn nên đi xét nghiệm 3 năm một lần để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, con bạn cũng có nguy cơ bị thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi lớn hơn. Bạn có thể giảm rủi ro này bằng cách:

  • Cho con bú sữa mẹ

  • Dạy con thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ

  • Khuyến khích con bạn hoạt động thể chất (tập thể dục) trong suốt cuộc đời của chúng.

Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là giữ sức khỏe và chuẩn bị cơ thể cho thai kỳ.

Nếu bạn thừa cân (lượng mỡ thừa quá lớn) bạn có thể thực hiện các bước sau để chuẩn bị mang thai:

  • Cải thiện chế độ ăn uống của bạn và lựa chọn ăn uống những thực phẩm lành mạnh khỏe con mà mẹ không béo.
  • Thiết lập một thói quen tập thể dục thường xuyên.
  • Cân nhắc việc giảm cân.
  • Đặc biệt là lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Inositol, một liệu pháp mới nổi để điều trị Đái tháo đường thai kỳ.(1)

Khi bị tiểuđường thai kỳ nênăn gì

Nói chuyện với người có chuyên môn, bác sĩ người theo dõi sức khỏe thai kỳ của bạn về cách tốt nhất để giảm cân, vì ngay cả một vài cân cũng có thể tạo ra sự khác biệt về mức độ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bất kể bạn có thừa cân hay không, bạn cũng nên hướng tới hoạt động thể chất thường xuyên ít nhất ba tuần một lần. Tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút mỗi lần. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh tập trung vào rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Khi bạn đã mang thai, đừng cố giảm cân trừ khi bác sĩ đề nghị. Tham gia khóa học giảm cân an toàn dành riêng cho phụ nữ mang thai bị dư cân nặng theo sự tư vấn.

Nếu bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó và bạn đang có ý định mang thai lần nữa, hãy nói với bác sĩ của bạn. Họ sẽ thực hiện sàng lọc sớm để xác định các yếu tố nguy cơ của bạn và đảm bảo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Inositol liên quan gì đến Tiểu đường Thai kỳ?

Inositol, một liệu pháp mới nổi để điều trị đái tháo đường thai kỳ, là một polyol tuần hoàn có tác dụng giống Insulin và đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi Glucose (cân bằng lượng đường trong máu). Việc điều trị tiểu đường Thai kỳ thông thường bằng Insulin và thuốc uống hạ đường huyết thường đi kèm với các tác dụng phụ, mở đường và làm nổi bật các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến Inositol. (1)

Rất nhiều nghiên cứu lâm sàng được thử nghiệm đối chứng trên người đã chỉ ra bổ sung dinh dưỡng Inositol đã được chứng minh là một giải pháp thay thế an toàn và dễ sử dụng. Trên cơ sở các bằng chứng hiện tại, việc bổ sung Inositol làm giảm nguy cơ Đái tháo đường Thai kỳ ở phụ nữ mang thai bị béo phì và thừa cân, cũng như phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc tiền sử gia đình, người thân mắc bệnh đái tháo đường type 2. (1)

Sản phẩm của Công ty Healthy Beauty HB Prenatal Support

Mang thai là một quá trình lâu dài và phức tạp. Do đó cần sự chuẩn bị từ trước khi mang thai và duy trì sự chăm sóc tới tận ngày lâm bồn. Lựa chọn HB Prenatal Support của Công ty TNHH Dược phẩm Healthy Beauty là một quyết định sáng suốt vì sản phẩm hỗ trợ Mẹ Bầu từ lúc mới nhen nhóm ý định mang thai cho tới lúc cho bé cưng bú sữa.

Khi bị tiểuđường thai kỳ nênăn gì

HB Prenatal Support được thiết kế viên nang mềm (softgels), giảm tình trạng táo bón khi không tan trong dạ dày mà tan trong ruột. Đồng thời chứa 26 loại vitamin và khoáng chất giúp chăm sóc Mẹ Bầu và thai nhi toàn diện, tránh các biến chứng thai kỳ, đặc biệt là Tiểu đường Thai kỳ do mỗi viên sản phẩm có chứa hoạt chất Inositol với hàm lượng 5mg. Chỉ cần bổ sung một viên mỗi ngày trong suốt quá trình, HB Prenatal Support có thể hỗ trợ phụ nữ mạnh mẽ, tự tin sẵn sàng với quá trình mang thai thuận lợi và an toàn.

Theo Ds. Kim My

Tài liệu tham khảo

(1) Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học – trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC6823013/

(2) https://www.healthline.com/health/pregnancy/preventing-gestational-diabetes#blood-sugar-monitoring

(3) Chuyên trang sức khỏe y tế đạt chứng chỉ HON

https://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-test

(4) Trang Website chính thức của Công ty Dược phẩm Healthy Beauty

https://healthybeautyduocpham.com/products/hb-prenatal-support