Giỏ hàng

Thường Thức Y Khoa

Acid Folic Là Gì? Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Hàm Lượng Bao Nhiêu Mỗi Ngày?

Mục lục [Ẩn]

Mang thai là một quá trình phức tạp. Mặc dù đa số phụ nữ đều trải qua kì thai nghén bình thường, các biến chứng thai kỳ vẫn có thể xảy ra. Do đó, chúng ta cần ngăn ngừa các biến chứng này với một sự chuẩn bị đầy đủ ngay từ giai đoạn đầu của kỳ sinh đẻ. Một trong những liệu pháp hiệu quả là bổ sung hàm lượng Acid Folic đủ và đúng. Mời bạn đọc hãy cùng Healthy Beauty tìm hiểu sâu hơn về Acid Folic và tầm quan trọng của nó nhé.

ACID FOLIC LÀ GÌ?

Acid Folic (Vitamin B9) còn được gọi là Folate ở dạng tự nhiên. Folate hòa tan trong nước, cần bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày vì nó không được lưu trữ trong cơ thể. Nó được tìm thấy với một lượng nhỏ trong nhiều loại thực phẩm.

Acid Folic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho quá trình sao chép DNA và là chất nền cho một loạt các phản ứng enzym liên quan đến tổng hợp acid amin và chuyển hóa vitamin.

TẠI SAO ACID FOLIC LẠI QUAN TRỌNG KHI MANG THAI?

Nhu cầu về Acid Folic tăng lên trong thời kỳ mang thai vì chúng cực kỳ quan trọng cho sức khỏe phụ nữ có thai cũng như sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của thai nhi. Thiếu Acid Folic có liên quan đến các bất thường ở cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.

1. Acid Folic phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh

Khi em bé đang phát triển giai đoạn đầu trong thai kỳ, Acid Folic đóng vai trò hình thành ống thần kinh. Chúng rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh lớn về não của em bé (chứng thiếu máu não) và cột sống (tật nức đốt sống).

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, ngay cả những người chưa có kế hoạch sinh con nên bổ sung đủ lượng Acid Folic mỗi ngày. Vì trên toàn cầu hiện nay, 74 triệu phụ nữ sống tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có thai ngoài ý muốn. Sự phát triển của em bé diễn ra nhanh nhất trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, hầu hết là trước khi các mẹ biết mình mang thai.

2. Acid Folic phòng ngừa thiếu máu

Sự mở rộng thể tích máu do tăng huyết tương và hồng cầu là một thay đổi sinh lý bình thường của thai kỳ.

Acid Folic hoạt động song song với sắt giúp tăng trưởng tế bào. Nếu mẹ bầu không nhận đủ Folate trong thai kỳ, các mẹ bầu có thể bị thiếu sắt. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ tử vong và giảm khả năng sinh hoạt ở các bà mẹ. Nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng chu sinh khác như tiền sản giật, nhẹ cân và tử vong.

3. Acid Folic ngăn ngừa sinh non

Sinh non là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các biến chứng ngắn hạn về hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch và hệ thần kinh trung ương, cũng như các di chứng lâu dài về vận động, nhận thức và hành vi thần kinh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung Acid Folic ít nhất một năm trước khi thụ thai làm giảm nguy cơ sinh non tự phát.

4. Acid Folic phòng ngừa một số bệnh lý khác thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc ngăn ngừa các bệnh nói trên, bổ sung Acid Folic còn có những tác dụng hữu ích khác, như ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh và khe miệng, đặc biệt là chứng sứt môi và hở hàm ếch.

DỊ TẬT PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH KHI THIẾU ACID FOLIC

1. Dị tật ống thần kinh

Ống thần kinh là một trong những cơ quan đầu tiên mà em bé phát triển. Nó sẽ trở thành não, tủy sống và các xương bao bọc quanh chúng. Ống thần kinh được hình thành trong bốn đến sáu tuần đầu tiên của thai kỳ.

Dị tật ống thần kinh có thể xảy ra khi có sự cố trong quá trình phát triển ống thần kinh của trẻ, dẫn đến một loạt khuyết tật bao gồm mất kiểm soát bàng quang, ruột và tê liệt chân. Trong một số trường hợp, các tác động có thể nghiêm trọng hơn.

2. Nứt đốt sống

Nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi cột sống và tủy sống của bé không hình thành đúng cách.

Không rõ nguyên nhân gây ra tật nứt đốt sống nhưng nó có thể liên quan đến yếu tố nguy cơ di truyền và môi trường, chẳng hạn như tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh và thiếu Folate. Các dấu hiệu và triệu chứng của nứt đốt sống khác nhau tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng và cũng có thể khác nhau ở mỗi người.

Hầu hết các trường hợp nứt đốt sống được phát hiện khi siêu âm vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ.

KHI NÀO CẦN BỔ SUNG ACID FOLIC?

Vào tháng 1 năm 1998, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung Acid Folic vào thực phẩm thường ăn, bao gồm bánh mì, mì ống, gạo và các sản phẩm ngũ cốc khác, để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.

Mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều cần được bổ sung Acid Folic mỗi ngày, cho dù có dự định mang thai hay không, để giúp tạo ra các tế bào mới.

LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG ACID FOLIC

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêu thụ ít nhất 400 microgam (mcg) Acid Folic hàng ngày.

Theo Đại học Y khoa Michigan Hoa Kỳ, Acid Folic được định lượng tương đương Folate trong Chế độ ăn uống (DFE). Do đó, lượng Acid Folic được khuyến nghị cho phụ nữ tuỳ theo giai đoạn:

  • 400 mcg DFE cho phụ nữ không mang thai.
  • 600 - 800 mcg DFE cho phụ nữ mang thai.
  • 500 mcg DFE cho phụ nữ đang cho con bú.

Ngay cả khi một số phụ nữ tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, họ vẫn có thể không nhận đủ Acid Folic cần thiết để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, trừ khi họ cũng uống thực phẩm bổ sung đi kèm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tất cả phụ nữ có thể mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 mcg Acid Folic hàng ngày.

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU QUÁ LIỀU ACID FOLIC?

Giới hạn Acid Folic được đặt ở mức 1000 mcg mỗi ngày vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung một lượng cao hơn có thể che giấu sự thiếu hụt Vitamin B12. Sự thiếu hụt này xảy ra thường xuyên nhất ở người lớn tuổi hoặc những người ăn chế độ thuần chay.

Cả Folate và Vitamin B12 đều tham gia vào việc tạo ra các tế bào hồng cầu, và sự thiếu hụt một trong hai chất này có thể dẫn đến thiếu máu.

Một số người bổ sung Acid Folic liều lượng cao giúp giảm thiếu máu và họ cảm thấy tốt hơn, nhưng tình trạng thiếu hụt Vitamin B12 vẫn tồn tại. Trong trường hợp này, lượng Folate cao sẽ tiếp tục “che giấu” các triệu chứng thiếu hụt B12. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não và hệ thần kinh một cách thầm lặng mà không thể phục hồi.

THỰC PHẨM CHỨA ACID FOLIC

Các nguồn tự nhiên có sẵn bao gồm bông cải xanh, cải Brussels, măng tây và đậu Hà Lan. Các nguồn hữu ích khác bao gồm thực phẩm tăng cường như ngũ cốc ăn sáng, đậu gà, gạo lứt, và trái cây như cam và chuối.

Tuy nhiên, rất khó để có được 400 đến 800 mcg Folate chỉ thông qua chế độ ăn uống. Các bà mẹ có thể bổ sung đủ liều mỗi ngày bằng cách uống vitamin có chứa Acid Folic, kèm theo chế độ ăn uống cân bằng giàu Folate thực phẩm tự nhiên. Hoặc kết hợp cả hai, uống vitamin tổng hợp có chứa Acid Folic và bổ sung thực phẩm tăng cường.

Healthy Beauty xin giới thiệu HB Prenatal Support đạt tiêu chuẩn sản xuất cGMP. Với hơn 25 loại vitamin và khoáng chất, HB Prenatal Support đặc biệt cung cấp đến 800 mcg Acid Folic mỗi ngày giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, đồng thời phục hồi và duy trì sức khoẻ người mẹ. HB Prenatal Support chăm sóc trước, trong và sau thai kì, đồng hành cùng sự phát triển của con.

HB Prenatal Support “Tương lai của bé - Sức khoẻ của mẹ”.

>> Xem thêm thông tin HB Prenatal Support

Theo Ds. Hồng Ngọc

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.health.qld.gov.au/news-events/news/why-take-folic-acid-pregnant-spina-bifida
  2. https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/about.html
  3. https://www.foodstandards.gov.scot/consumers/healthy-eating/nutrition/vitamins-minerals/folic-acid
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC3218540/
  5. https://www.uofmhealth.org/health-library/ue2418



Tag

Bệnh Gút Bệnh Gout HBGUTCARE Cơ - Xương - Khớp Healthy Beauty Omega DHA Gummies Omega 369 HB Glucosamine 3 In 1 Glucollagen 7 in 1 HB Prenatal Support axit alpha-lipoic Alpha Lipoic Acid HB Glutathion C Plus HB BlackHair Biotin Hoạt chất Biotin Bổ sung thừa DHA có sao không? Slim Day Giảm Cân An Toàn Bệnh Cảm Cúm HB Once Daily Women's Multi HB Once Daily Men's Multi slim day caffeine giảm cân giảm cân an toàn hiệu quả caffeine Calci vô cơ Calcium Carbonate Vitamin D3 Bác Sỹ Nguyễn Thanh Hải cholesterol Bệnh loãng xương Bệnh Thoái Hóa Khớp Bệnh Viêm Khô Khớp HB Collagen Type123 Thường Thức Y Khoa Robinson Pharma Trắng Da Trắng Da Toàn Thân collagen là gì collagen peptide là gì collagen glutathione collagen vitamin c collagen quan trọng như thế nào HB Collagen type 1 2&3 Cordyceps Sinensis Đông Trùng Hạ Thảo HB Cordy Extract Đau Khớp Gối Đau Khớp Đầu Gối Vậy đau khớp gối nên ăn gì? đau khớp gối nên kiêng ăn gì? hàu tăng cường sinh lý Thoái hoá khớp Glucosamine và Chondroitin Glucosamine 150mg glucosamine HCL Bổ sung Canxi HB Calcidsoft Vitamin C Glutathione hb glutathion c plus có tốt không HB Ginkgo Biloba Hyaluronic Acid HB Oregnol P73 khẩu trang y tế kháng khuẩn khẩu trang kém chất lượng HB Medical Mask HB Black Hair mọc tóc biotin keratin Bệnh Gan Methionin Methionine nám da New Women Care Inositol vitamin A vitamin a là gì vai trò chủ yếu của vitamin a là gì vitamin a có trong thực phẩm nào vitamin a gây dị tật thai nhi vitamin a liều cao trà xanh giảm cân bằng trà xanh Gluta White Tìm Hiểu Bệnh vitamin b6 rụng tóc rụng tóc kiêng ăn gì rụng tóc nên ăn gì Dinh Dưỡng HB Silymarin Milkthistle 1000Mg giảm cân Giảm Cân an toàn giảm mỡ tăng cơ Shark Cartilage Shark Cartilage 750mg sụn cá mập Bệnh Gan Nhiễm Mỡ HB ARGINMILK PLUS vitamin a vitamin c vitamin c có trong thực phẩm nào vitamin c ở quả gì nhiều nhất thức ăn vitamin c vitamin C collagen vitamin E New Sexual Care Men