Thường Thức Y Khoa
Methionin Là Gì? Tại Sao Methionine Thường Sử Dụng Trong Giải Độc Gan?
Mục lục [Ẩn]
Methionine là một acid amin thiết yếu được tìm thấy trong thực phẩm. Methionine cần thiết cho sự phát triển bình thường và sửa chữa các mô cơ thể. Vậy Methionin là gì? Tại sao methionine thường sử dụng trong giải độc gan?
Methionin là gì? Phân loại Methionin
Acid amin từ Methionin chứa lưu huỳnh, giúp cải thiện tông màu và độ đàn hồi của da, giúp tóc khỏe và móng tay chắc khỏe. Các chất bổ sung Methionine thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng và các rối loạn khác nhau. Methionin không được tạo ra bởi cơ thể, mà phải được hấp thu từ chế độ ăn uống. Do đó, nó còn được coi là một acid amin thiết yếu.
Có hai loại Methionine là L-Methionine (có trong tự nhiên) và D-Methionine. Cả hai loại đều có cấu trúc hóa học giống nhau, khác nhau ở chỗ hai dạng phản chiếu nhau. Hỗn hợp của cả hai loại này được gọi là DL-Methionine.
Khi xem xét công dụng của chúng, DL-Methionine được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống trong khi L-Methionine quan trọng đối với sự phát triển của các mạch máu mới, làm chậm quá trình lão hóa tế bào và cần thiết cho sự hấp thụ selen và kẽm. Vì vậy, đây cũng là sự khác biệt quan trọng giữa DL-Methionine và L-Methionine.
Tác dụng của Methionine
Lưu huỳnh trong Methionin cung cấp cho cơ thể nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng.
- Nuôi dưỡng tóc, da và móng.
- Bảo vệ tế bào khỏi các chất ô nhiễm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải độc.
- Làm chậm quá trình lão hóa.
- Giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác (chẳng hạn như selen và kẽm).
- Hỗ trợ đào thải các kim loại nặng (như chì, thủy ngân).
- Ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa trong gan (bằng cách hoạt động như một chất lipotropic - phân hủy chất béo).
- Giảm mức cholesterol bằng cách tăng sản xuất lecithin trong gan.
Nguồn dinh dưỡng chứa Methionine
Hàm lượng Met của protein thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nguồn thực phẩm.
Thực phẩm có tỷ lệ đặc biệt cao
- Trứng (31 mg/g protein)
- Cá tuyết (30 mg/g protein)
- Thịt gà (28 mg/g protein)
Thực phẩm chứa hàm lượng trung bình
- Thịt bò (26 mg/g protein)
- Thịt lợn (26 m/g protein)
- Sữa (25 mg/g protein)
- Gạo (24 mg/g protein)
Thực phẩm chứa tỷ lệ thấp hơn
Ngũ cốc và các nguồn protein có nguồn gốc thực vật khác có xu hướng chứa một tỷ lệ thấp hơn.
- Ngô (21 mg/g protein)
- Lúa mì và yến mạch (18 mg /g protein)
- Lúa mạch đen và đậu (15 mg/g protein)
- Súp lơ (14 mg/g protein)
Nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao quá lâu có thể làm giảm sinh khả dụng của Methionin do quá trình oxy hóa.
Vai trò của Methionine trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan
Virus, rối loạn chức năng trao đổi chất, bệnh tự miễn và nghiện rượu là những nguyên nhân gây ra tổn thương gan mãn tính, tất cả hầu như đều gây ra xơ hóa gan. Ngoài ra, bệnh gan mãn tính là một yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô tế bào gan.
Methionin được xem xét như liệu pháp dinh dưỡng được sử dụng để kiểm soát và quản lý sự trao đổi chất, giúp cải thiện chức năng gan và có ảnh hưởng tích cực đến các bệnh về gan. Hiểu rõ hơn về chuyển hóa chất dinh dưỡng, chúng ta sẽ biết rằng chuyển hóa Methionine đóng một vai trò quan trọng, giúp xác định các mục tiêu điều trị mới trong ngăn ngừa bệnh gan mãn tính.
Đối với ngộ độc Paracetamol cấp tính
Trong ngộ độc thuốc Paracetamol, Methionine ngăn cản các sản phẩm phân hủy của Paracetamol gây hại cho gan. Nó cũng có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp bảo vệ các mô bị tổn thương.
Đối với viêm gan do virus
Tác dụng kháng virus được tăng cường khi cung cấp phân tử lưu huỳnh từ Methionin. Khi kết hợp với thuốc kháng virus khác còn giúp cải thiện động học của phản ứng kháng virus sớm, giúp nhanh chóng giảm tải virus ở giai đoạn đầu.
Việc thiết lập một phương pháp chữa trị thực tế cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính đã khẳng định tầm quan trọng của tế bào T trong việc tiêu diệt virus viêm gan B. Trong đó, Methionine là nguồn cung cần thiết để tế bào T hoạt hóa và duy trì.
Đối với bệnh gan do rượu
Bằng cách kích hoạt con đường bảo vệ nội tại chống lại stress oxy hóa, sự sẵn có của Methionine thúc đẩy các phản ứng chống oxy hóa nội sinh và đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế stress oxy hóa do gây ra.
Trong các mô hình thực nghiệm khác nhau về bệnh gan, S-AdenosylMethionine (dẫn xuất của Methionine) làm giảm độc lực tổn thương gan do ethanol gây ra. Bổ sung dẫn xuất này còn giúp phục hồi tính lưu động của màng trong ty thể, đồng thời làm giảm tình trạng nhiễm mỡ và hoại tử tế bào gan.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Thêm Methionin vào chế độ ăn nhiều cholesterol có thể làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm mỡ gan.
Đối với xơ hoá gan
Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng sự suy giảm mức S-AdenosylMethionine có liên quan đến xơ hóa gan. Trong mô hình gan chuột xơ hóa khi cho uống ethanol-LPS, bổ sung S-AdenosylMethionine giúp ức chế stress oxy hóa và kích hoạt tế bào hình sao của gan, do đó làm giảm đáng kể tổn thương gan và xơ hóa.
Đối với ung thư biểu mô tế bào gan
Gần đây một nghiên cứu đã được công bố rằng bổ sung dẫn xuất Methionin ức chế sự xâm lấn của tế bào ung thư gan trong ống nghiệm và làm giảm sự hình thành ung thư gan trên mô hình chuột. Ngoài ra, một thử nghiệm lâm sàng khá cũ trên bệnh nhân xơ gan do rượu và rối loạn chức năng gan nhẹ đã chứng minh vai trò có lợi của điều trị S-AdenosylMethionine, bằng cách tăng mức Glutathion giúp giảm xác suất ghép gan và tử vong.
Lưu ý cách dùng và liều lượng
Methionine AN TOÀN khi dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch điều trị bệnh lý khi có sự chỉ định của bác sĩ và sự giám sát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Quá liều Methionine
Quá nhiều Methionin có thể gây nhiều tác dụng phụ dẫn đến tổn thương não và tử vong. Methionine có thể làm tăng nồng độ homocysteine trong máu, một hóa chất có thể gây ra bệnh tim. Methionine cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của một số khối u.
Methionin có thể gây ra những thay đổi về độ axit của máu và không nên dùng cho những người có tình trạng nhiễm toan. Có một số lo ngại rằng Methionin có thể làm cho chứng xơ vữa động mạch tồi tệ hơn. Methionine có thể làm tăng nồng độ hóa chất homocysteine trong máu, đặc biệt là ở những người không có đủ folate, vitamin B12 hoặc vitamin B6 trong cơ thể hoặc ở những người gặp khó khăn trong quá trình xử lý homocysteine. Quá nhiều homocysteine có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.
Những người thiếu men methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) do rối loạn di truyền, thường rối loạn xử lý homocysteine. Những người mắc chứng rối loạn này không nên bổ sung Methionin vì Methionine có thể gây tích tụ homocysteine ở những người này.
Lượng lớn Methionine 20g mỗi ngày trong 5 ngày có thể gây lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng, kích động, bơ phờ và các triệu chứng tương tự khác ở những người bị tâm thần phân liệt.
Lựa chọn và sử dụng Methionine đúng chuẩn
Methionine hiện nay trên thị trường được rao bán đa dạng về liều dùng cũng như cách sử dụng, khiến người dùng hoang mang không biết loại nào phù hợp với cơ thể. Điều này làm người bệnh dễ nhầm lẫn và sử dụng thuốc quá liều dễ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
Healthy Beauty xin giới thiệu HB Arginmilk Plus với hơn 8 loại hoạt chất kết hợp cùng Methionin hàm lượng 30mg mỗi viên, được sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt cGMP. Được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và được lưu hành tự do tại Mỹ. Tuân thủ quy trình nghiêm ngặt về liều dùng, phù hợp cho nhu cầu cơ thể của con người. Ngoài ra HB Arginmilk Plus còn chứa Vitamin B6 giúp ức chế homocysteine trong máu, giúp loại bỏ homocysteine dư thừa.
HB Arginmilk Plus với 9 loại thảo dược và hoạt chất đặc biệt tốt cho gan, giúp tăng cường chức năng gan, hạ men gan, ngăn ngừa viêm gan, gan nhiễm mỡ, hỗ trợ bảo vệ và phục hồi các tế bào gan bị hư hỏng do uống rượu bia hoặc hóa chất độc hại.
>>> Xem thêm: Thông tin sản phẩm HB Arginmilk Plus
Dược sỹ Hồng Ngọc
Nguồn tham khảo
- https://www.verywellhealth.com/methionine-4771763
- https://www.differencebetween.com/difference-between-dl-methionine-and-l-methionine/
- https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/methionine
- https://www.nature.com/articles/s41392-020-00349-7
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC7696226/
- https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-42/methionine
- https://www.rxlist.com/methionine/supplements.htm