Thường Thức Y Khoa
Calci Vô Cơ Và Các Loại Canxi Được Dùng Trong Thực Phẩm Bổ Sung
Mục lục [Ẩn]
Bổ sung Canxi là điều cần thiết, tuy nhiên nhiên việc lựa chọn Calci vô cơ hay Calci hữu cơ trên thị trường khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Vậy Calci vô cơ là gì, canxi vô cơ khác gì canxi hữu cơ, nên chọn loại nào để có đủ canxi hằng ngày với nhu cầu của bản thân? Cùng Healthy Beauty tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết “Calci Vô Cơ Và Các Loại Canxi Được Dùng Trong Thực Phẩm Bổ Sung”
Calci là gì?
Canxi là khoáng chất tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Mặc dù là nguyên tố phong phú thứ 5 trong vỏ trái đất, Calci không bao giờ được tìm thấy tự do trong tự nhiên vì nó dễ dàng tạo thành các hợp chất bằng cách phản ứng với oxy và nước.
Calci là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể. Xương và răng chứa khoảng 99% lượng canxi này, còn 1% còn lại được tìm thấy trong máu, cơ và các mô khác. Nếu nồng độ Calci giảm quá thấp trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình đông máu, giảm co cơ, hỗn loạn nhịp tim và ảnh hưởng chức năng tuần hoàn não.
Việc hấp thụ không đủ canxi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý tổn thương tạm thời và cả tổn thương vĩnh viễn. Việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên thường được thực hiện bằng cách bổ sung canxi.
Thiếu canxi có thể được điều trị bằng các chế phẩm canxi khác nhau như Calci hữu cơ và Calci vô cơ. Lựa chọn muối canxi thích hợp phụ thuộc vào hàm lượng canxi, độ hòa tan, mùi vị và sinh khả dụng cũng như giá thành của các chế phẩm sẵn có.
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa trên toàn thế giới đều khuyến nghị hàm lượng Calci ngày càng tăng lên theo số tuổi. Bà mẹ mang thai hoặc cho con bú, trẻ vị thành niên, phụ nữ tiền mãn kinh… cũng cần một lượng calci lớn. Hiện ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng có những con số rõ ràng cho độ tuổi và giới tính (Thông tư 43/2014/TT-BYT).
Calci hữu cơ
Có thể hiểu một cách đơn giản, Calci hữu cơ được tạo thành bởi các phân tử canxi và một số hợp chất hữu cơ khác. Chúng có nguồn gốc từ tự nhiên như tảo, sữa... Các dạng calci hữu cơ thường gặp là: Canxi Gluconat, Canxi Lactat Gluconat, Canxi Citrate, Canxi Hydroxyapatite, Canxi Caseinate…
Calci vô cơ
Canxi vô cơ được tạo thành từ các phân tử canxi và hợp chất vô cơ. Calci vô cơ có thể được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học hoặc khai thác từ sinh vật tự nhiên như vỏ sò, vỏ trai, trầm tích, san hô... Trong thực tế, chúng ta thường thấy canxi vô cơ ở dạng hợp chất như Calcium Carbonate, Canxi Photphat, Canxi Clorua,…
Nguyên tố Calci
Có phải bạn nghĩ rằng 600mg Canxi vô cơ Calcium Carbonate và 600mg bất kỳ loại canxi nào khác cũng sẽ cung cấp cùng một lượng canxi cho cơ thể? Nhưng bạn cần tính đến “Nguyên tố Calci” – đây mới chính là lượng canxi nguyên chất mà mỗi loại canxi có chứa.
Ở Hoa Kỳ và Canada, Luật Ghi Nhãn yêu cầu nhà sản xuất liệt kê lượng nguyên tố Calci trên nhãn. Nếu nhãn sản phẩm được các công ty này ghi 600mg thì đang nhận được 600mg nguyên tố Calci.
Có sự khác biệt rất lớn nguyên tố Calci giữa Calci vô cơ và Calci hữu cơ. Vậy chúng mang lại bao nhiêu nguyên tố Calci?
- Calcium Carbonate (Canxi vô cơ): cung cấp khoảng 40% canxi nguyên tố, hấp thu và dung nạp tốt, đặc biệt khi dùng trong bữa ăn. Đây là loại muối canxi được sử dụng phổ biến nhất và ít tốn kém nhất vì giá thành là một vấn đề được nhiều bệnh nhân cân nhắc. Chúng thường có nguồn gốc từ vỏ sò, vỏ hàu, san hô,…
- Calcium Phosphate (Canxi vô cơ): có khoảng 38.7% nguyên tố, thường có nguồn gốc từ sữa bò,…
- Calcium phức hợp nguồn gốc thực vật (canxi hydroxit, canxi clorua, canxi sulfat và calci carbonat) chứa khoảng 30% nguyên tố, được tách từ tảo biển Lithothamnion Superpositum.
- MCHC Calcium (Vi tinh thể Hydroxyapatite) chứa khoản 25% nguyên tố Calci và thường có nguồn gốc từ xương động vật.
- Calcium Citrate (Canxi hữu cơ) cung cấp 21% canxi nguyên tố
- Calcium Citrate Malate (Canxi hữu cơ) cung cấp 21% nguyên tố Calci.
- Calcium Lactate là Canxi hữu cơ có 13% nguyên tố Calci
- Calcium Arcorbate (Canxi hữu cơ) là sự liên kết với Ascorbic acid và có chứa 10% nguyên tố Calci
- Calcium Gluconate có chứa 9% nguyên tố Calci
Vậy để dễ dàng hơn cho việc cung cấp đủ nguyên tố Calci mỗi ngày cho cơ thể bạn vẫn nên sử dụng Calcium Carbonate – hoạt chất có hàm lượng nguyên tố Calci cao nhất. Vậy hoạt chất này có ưu và nhược điểm gì, có thể cải thiện nhược điểm của Calcium Carbonate để yên tâm sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất này hay không?
Ưu và nhược điểm của Calcium Carbonate
Calcium Carbonate được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị sự thiếu hụt Canxi khi mà chế độ ăn uống không cung cấp đủ. Canxi cần thiết cho cơ thể để xương, cơ, hệ thần kinh, sức đề kháng và tim khoẻ mạnh. Canxi Carbonate cũng được sử dụng như một loại thuốc kháng Acid để giảm chứng ợ nóng, khó tiêu do dư Acid và khó tiêu ở dạ dày.
Canxi Carbonat thường được tổng hợp từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá Dolomit, vỏ trứng, san hô, ốc, vỏ của động vật biển…. Tuy nhiên vẫn có những sản phẩm bảo vệ sức khoẻ không lựa chọn hoạt chất này để thêm vào. Tại sao lại như vậy, họ quan ngại điều gì?
Ưu điểm của Calcium Carbonate
- Chứa hàm lượng nguyên tố Calci cao (khoảng 40%)
- Viên thuốc sẽ nhỏ gọn, số lần sử dụng calci mỗi ngày cũng ít hơn
- Nguồn sản xuất phong phú
- Có thể làm chậm quá trình mất xương – loãng xương
- Có những nguồn gốc thiên nhiên
Nhược điểm của Calcium Carbonate
- Rất khó hấp thu nếu cơ thể không đủ nồng độ acid trong dạ dày
- Dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá như táo bón, …
- Dễ nhiễm chì cao, các kim loại gây hại cơ thể cao hoặc các chất gây ô nhiễm nếu không được sản xuất và kiểm tra kĩ theo yêu cầu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kì FDA Mỹ và đạt thông số Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu. (Thông tư số 17/2010/TT-BYT)
Khắc phục nhược điểm
- Vitamin D3 được biết đến với vai trò cân bằng nội môi Canxi để tối ưu sức khỏe hệ xương, làm tăng hiệu quả hấp thụ Calci ở ruột. Khi kết hợp đủ hàm lượng giữa Vitamin D3 và Calci trong cùng một viên uống có thể hình thành đủ hormone Calcitriol (được gọi là “vitamin D hoạt động”) giúp hấp thụ đủ canxi cho cơ thể. Còn nếu không có đủ Vitamin D3, cơ thể phải lấy canxi từ các nguồn dự trữ trong khung xương, khiến suy yếu xương hiện có và ngăn cản sự hình thành xương mới, sự chắc khỏe của xương.
- Một số thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược ở đối tượng người cao tuổi đã chứng minh rằng vitamin D3 kết hợp với Canxi làm giảm tỷ lệ gãy xương hông - ngoài đốt sống từ 20% đến 30%. Bổ sung VitD3 làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương hông (18%) và các gãy xương khác (12%) khi dùng chung với Calcium.
- Một phân tích tổng hợp trên 29 thử nghiệm ngẫu nhiên với nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi (bao gồm phụ nữ mãn kinh), chỉ ra rằng bổ sung lượng canxi và VitD3 đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu này cũng chỉ ra liều tối thiểu 1.200 mg/ngày canxi với 800 IU/ngày D3 là cách điều trị tốt nhất cho bệnh loãng xương.
- Với vấn đề dễ gây táo bón, nếu Calcium Carbonat và Vitamin D3 kết hợp với Soybean Oil được bào chế dưới dạng viên nang mềm thì sẽ hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ này và phóng thích nhanh hơn.
- Với vấn đề nhiễm độc Chì và các kim loại nặng nguy hiểm trong hợp chất Calcium Carbonate trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm chất lượng cần được sản xuất tại công ty đạt yêu cầu sản xuất do FDA công nhận. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng phải công khai COA (Certificate of Analysis) có thông số chính xác kim loại nặng trong mỗi viên dùng.
Với những yêu cầu như trên, làm sao để bổ sung canxi vừa đủ vừa đúng vừa an toàn? Healthy Beauty xin giới thiệu sản phẩm HB CalciDsoft được sản xuất tại Công ty Dược phẩm cGMP Top 3 tại Mỹ, đáp ứng đủ yêu cầu nghiêm ngặt trên với hàm lượng hoạt chất cao cho mỗi lần dùng 600mg nguyên tố Calci từ Calcium Carbonate và 400IU Cholecalciferol (Vitamin D3) cùng giá thành ưu đãi người dùng. Bên cạnh đó sản phẩm của có COA được công khai trên Website của Healthy Beauty.
>>> Xem thêm thông tin về sản phẩm HB CalciDsoft: https://healthybeautyduocpham.com/products/hb-calcidsoft
Lời khuyên trong Báo cáo sức khoẻ Đặc biệt của Harvard (Đại học Y Dược hàng đầu tại Mỹ)
- Tránh sử dụng sản phẩm làm từ vỏ hàu chưa tinh chế, bột xương, đá Dolomit hoặc san hô vì chúng có thể chứa chì hoặc các kim loại độc hại.
- Không vượt quá liều dùng hằng ngày mà nhà sản xuất khuyến cáo mà không có sự hướng dẫn của Người có Chuyên môn vì làm như vậy sẽ tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
- Nếu bạn dùng chất bổ sung sắt, kẽm, kháng sinh Tetracycline, Levothyroxine (thuốc điều trị tuyến giáp), hãy sử dụng cách vài giờ trước hoặc sau khi dùng Calci để tránh các tương tác tiêu cực có thể xảy ra.
- Đảm bảo bạn cũng nhận đủ Vitamin D, hoạt chất giúp cơ thể hấp thụ Calci. Nếu không nhận đủ từ ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống hoặc vitamin tổng hợp thì bạn có thể bổ sung sản phẩm bổ sung Calci có chứa Vitamin D.
Dược sĩ Kim My
Tài liệu tham khảo
- https://www.researchgate.net/publication/313717335_Calcium_and_Calcium_Salts
- https://www.naturalgrocers.com/article/confused-about-calcium
- https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/element/Calcium#section=Historical-Isotopic-Abundances
- https://www.drugs.com/mtm/calcium-carbonate.html
- https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a601032.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2669834/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6276611/
- https://www.eurofins.vn/media/311691/qcvn-3-4-b%E1%BB%95-sung-ca.pdf https://www.health.harvard.edu/nutrition/choosing-a-calcium-supplement