Thường Thức Y Khoa
Bổ sung thừa DHA có sao không?
Mục lục [Ẩn]
DHA được xem là một trong những dưỡng chất thuộc nhóm Omega 3 không thể thiếu cho cơ thể ở cả người lớn và trẻ em. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ cơ thể giúp phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, làm sao để biết được hàm lượng DHA chúng ta đang sử dụng là đủ và an toàn? Hay hàm lượng dư thừa có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng Healthy Beauty tìm hiểu bổ sung thừa DHA thì có sao không? qua bài viết sau.
DHA là gì?
DHA, hay còn được biết đến với tên đầy đủ là axit docosahexaenoic, là một axit béo omega-3 thường được tìm thấy cùng với axit eicosapentaenoic (EPA) trong cá nước lạnh, chẳng hạn như cá ngừ và cá hồi. DHA là một thành phần quan trọng của tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta. Nó cần thiết cho sự phát triển và chức năng của não do các tác động của nó đến tốc độ và chất lượng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. DHA còn vô cùng cần thiết cho đôi mắt, đặc biệt là cho sự phát triển của thị lực. Do đó, DHA luôn là người bạn đồng hành với trẻ em từ những bước chân đầu tiên cho đến suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, nhiều cuộc nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng DHA cũng có tính năng chống viêm vô cùng hiệu quả và có thể giảm nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh liên quan đến não bộ, tim mạch, tuần hoàn máu, huyết áp, sức khoẻ sinh sản nam giới và một số bệnh ung thư.
Cơ thể con người chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ DHA từ các axit béo khác, vì vậy chúng ta cần phải tiêu thụ nó trực tiếp từ thực phẩm hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Bổ sung DHA bao nhiêu là đủ?
Tính đến thời điểm này, chưa có khuyến nghị chính thức nào cho hàm lượng chuẩn của một mình DHA. Hầu hết các tổ chức y tế thế giới đều đồng ý hàm lượng từ 0.25 – 0.5 gram EPA + DHA mỗi ngày là vừa đủ để duy trì sức khoẻ tổng thể của một người trưởng thành. Hàm lượng cao hơn sẽ cần thiết cho một số tình trạng sức khoẻ khác. Chẳng hạn như, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các bệnh nhân bị bệnh tim cần phải bổ sung 1 gram EPA + DHA mỗi ngày. Đối với các bệnh nhân có nồng độ chất béo trung tính cao, việc sử dụng nhiều thực phẩm có nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cũng vô cùng quan trọng, ngay cả khi họ đang sử dụng thuốc điều trị. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến nghị từ 2 – 4 gram EPA + DHA mỗi ngày cho những bệnh nhân có mức chất béo trung tính cao. Hàm lượng này đã được chứng minh có thể làm giảm mức chất béo trung tính từ 25 đến 35%. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ trước khi sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, lượng tiêu thụ tối thiểu để tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh là 0,3 g/ngày EPA + DHA, trong đó ít nhất 0,2 g DHA mỗi ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ được cung cấp đủ hàm lượng DHA nếu người mẹ cung cấp đủ DHA trong chế độ ăn của trẻ. Một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh cũng có thêm DHA. Hiện nay, đa số các nghiên cứu chỉ ra rằng 0. 12 – 1.3 gram DHA và EPA kết hợp mỗi ngày có thể được xem là an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nào, gia đình nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy trước khi cho con nhỏ sử dụng các thực phẩm bổ sung.
Bổ sung thừa DHA có sao không?
Nhìn chung, DHA tương đối an toàn cho người sử dụng. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và các triệu chứng thường là nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày và ruột. Thông thường, những tác dụng phụ này được khắc phục khi ngưng cung cấp lượng DHA dư thừa ở dạng bổ sung qua đường thực phẩm hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Healthy Beauty xin giới thiệu sản phẩm Omega + DHA Gummies dành cho trẻ em được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP và đạt giấy chứng nhận của FDA. Omega + DHA gummies dưới dạng kẹo dẻo với hương vị các loại trái cây bổ sung Omega, DHA chỉ cần 3 viên kẹo dẻo với hơn 50mg mỗi ngày, giúp phát triển não bộ, tốt cho mắt giúp bé Thông Minh Vượt Trội - Mắt Sáng Tinh Anh.
Dược sĩ Thảo Vy
Nguồn thông tin
- Theo tài liệu nghiên cứu của Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/dha-benefits#TOC_TITLE_HDR_12
- Theo tài liệu nghiên cứu của bệnh viện Cleveland Clinic, Hoa Kỳ: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/17290-omega-3-fatty-acids
- Theo tài liệu nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): https://www.who.int/nutrition/topics/FFA_summary_rec_conclusion.pdf?ua=1
- Theo tài liệu nghiên cứu của Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/how-much-omega-3#excessive-intake
- Theo tài liệu nghiên cứu của bệnh viện Mount Sinai, Hoa Kỳ: https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/docosahexaenoic-acid-dha
- Theo tài liệu nghiên cứu của Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/omega-3-for-kids#dosage
- Theo tài liệu nghiên cứu của Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/how-much-omega-3#general-guidelines
Theo tài liệu nghiên cứu của Webmd: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-864/docosahexaenoic-acid-dha